CÔNG TY DU HỌC Á ÂU

Công ty du học uy tín hàng đầu Việt Nam

Thương hiệu quyết định học phí của các trường đại học Mỹ

Mức học phí của các đại học Mỹ tỷ lệ thuận với thứ hạng trên bảng xếp hạng và top đầu đều là trường tư.

f:id:congtyduhocuytin:20190112135728j:plain

Thương hiệu quyết định học phí của các trường đại học Mỹ.

Theo The Atlantic, người Mỹ có xu hướng nghĩ về đại học như một hệ thống phân cấp rộng lớn chủ yếu dựa trên vị thế và mức độ nhận biết thương hiệu. Ở top đầu là những trường như Harvard hay Stanford, với đội ngũ giảng viên nổi tiếng và những nghiên cứu mang tính đột phá. Ở top cuối là những trường cao đẳng cộng đồng thiếu kinh phí tài trợ và đại học công lập ít tiếng tăm, nơi có những tòa nhà buồn tẻ và nhiều sinh viên đăng ký học bán thời gian.

“Hệ thống phân cấp uy tín” này không chỉ tồn tại ở nước Mỹ. Một minh chứng cho xu hướng này là sự gia tăng của các bảng xếp hạng đại học toàn cầu, gồm bảng xếp hạng công bố hàng năm bởi tờ Times Higher Education (THE) có trụ sở ở Anh. Trong đó, việc đánh giá cao một trường đồng nghĩa với việc khẳng định tầm cỡ của nó.

Để lập bảng xếp hạng cho năm 2018, nhóm nghiên cứu đã khảo sát hơn 10.000 cơ sở giáo dục bậc cao trên 138 quốc gia, đánh giá thông qua những câu hỏi về nghiên cứu và giảng dạy. Bảng xếp hạng THE cũng có những sai sót, nhưng được cho là có sức ảnh hưởng lớn nhất, mục đích chính là so sánh đại học ở các quốc gia khác nhau.

Xét 105 trường đầu tiên của danh sách, chỉ có 21 trường là cơ sở tư thục, trong đó 19 trường thuộc Mỹ. Như vậy, ở hầu hết quốc gia ngoài Mỹ, các đại học uy tín nhất đều là trường công lập.

f:id:congtyduhocuytin:20190112135603j:plain

Đa số đại học uy tín nhất nước Mỹ là cơ sở tư thục, không nhận được tài trợ của chính phủ. Ảnh: The Atlantic

“Có sự phân chia rõ rệt về đại học công lập và đại học tư thục ở Mỹ”, cựu nhà báo Phil Baty, người biên tập bảng xếp hạng THE gần một thập niên cho biết. Theo ông, sự phân chia này có thể lý giải tại sao đại học Mỹ sở hữu mức học phí cao nhất thế giới.

Chẳng hạn, trong số trường được liệt kê ở top 10, Mỹ chiếm 8 vị trí, gồm Đại học Harvard, MIT và Stanford, nơi có “giá niêm yết” trong năm học 2018-2019 cho sinh viên đại học lần lượt là 76.650 USD, 70.240 USD và 71.587 USD (gồm học phí, sách, ăn ở, sinh hoạt). Về mặt pháp lý, tất cả đại học ở Mỹ đều được yêu cầu công bố tổng chi phí lên website riêng.

Tính riêng học phí, sinh viên Harvard tốn khoảng 50.000 USD trong năm học này. Trong khi đó, học phí tại Đại học Oxford (xếp thứ 5) khoảng 12.000 USD một năm, chỉ bằng một phần tư.

Princeton, Yale và Đại học Chicago cũng lọt vào top cao nhất, ở vị trí thứ 7, 8, 9. Chỉ hai trong 8 trường Mỹ thuộc top 10 là trường công lập, gồm UC Berkeley (xếp thứ 6) và UCLA (đồng hạng 9). Đây đều là những trường chọn lọc gắt gao và có mức giá ngang ngửa đại học tư thục. Cư dân trong bang California sẽ phải bỏ ra khoảng 35.000 USD cho một năm học 9 tháng ở các trường này.

Baty so sánh, ở các nước châu Âu, đại học và cao đẳng tư thục là các trường “làng nhàng” nhất, cơ sở giảng dạy là những tòa nhà ọp ẹp, cung cấp chương trình đào tạo nghề với chi phí thấp. Do vậy, trúng tuyển vào trường công lập hàng đầu như Đại học Oxford không phải chiến tích dễ dàng đạt được. Tỷ lệ chấp nhận vào ngôi trường tồn tại gần một thiên niên kỷ này chỉ khoảng 17%.

Danh tiếng đẩy học phí tăng vọt

Là cơ sở tư thục, phần lớn đại học hàng đầu nước Mỹ theo bảng xếp hạng THE không nhận được tài trợ từ cơ quan lập pháp tiểu bang. Thay vào đó, các trường chủ yếu dựa vào học phí của sinh viên, các khoản trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu, hay hưởng lợi từ khoản quyên góp từ thiện khổng lồ hàng năm từ các tổ chức, cá nhân, phụ huynh, cựu sinh viên.

Khoảng cách về uy tín giữa đại học công lập và tư thục không phải là hiện tượng mới, nhưng nó trở nên tồi tệ hơn trong những thập niên gần đây. Báo cáo năm 2017 của Trung tâm về Ngân sách và Ưu tiên Chính sách cho thấy, mặc dù có một khoản tài trợ nhỏ trong những năm qua, chi tiêu của tiểu bang cho giáo dục đại học công lập “vẫn thấp hơn mức lịch sử”. Trong năm học 2017-2018, mức tài trợ thấp hơn năm 2008 gần 9 tỷ USD. Sự cắt giảm này buộc đại học công lập tìm cách xoay xở bằng cách giảm số lượng giảng viên và khóa học.

Xét từ lịch sử, hệ thống giáo dục đại học của Mỹ hình thành vào những năm 1600 như mạng lưới cơ sở giáo dục dành cho giới thượng lưu. Chính sách được tạo ra đầu những năm 1800 khẳng định sự tự do của các trường đại học, hạn chế sự can thiệp của chính phủ, giúp củng cố quan niệm giáo dục bậc cao là của doanh nghiệp tư nhân.

Đại học công lập chỉ bắt đầu mở cửa đồng loạt vào những năm 1860, khi chính quyền liên bang dành nguồn lực để thành lập những cơ sở giáo dục được quốc gia cấp đất.

Vốn ít danh tiếng hơn đại học tư thục, đại học công lập đang vướng vào vòng luẩn quẩn: Rất khó để thuyết phục cơ quan lập pháp tài trợ cho những tổ chức đang trong tình cảnh chật vật, và cũng rất khó để thu hút sinh viên đến học khi cơ sở còn thiếu thốn. Sự bành trướng của các bảng xếp hạng, liên quan đến khả năng tài chính và uy tín của các trường đại học càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Trong năm 2016, 65% sinh viên năm nhất của Mỹ cho biết danh tiếng là "rất quan trọng" khi xem xét lựa chọn một trường đại học. Đó là tỷ lệ gần cao nhất từ trước đến nay, theo cuộc khảo sát sinh viên trên toàn quốc được Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học UCLA thường xuyên thực hiện từ năm 1967.

Khoảng cách lớn về uy tín, theo Baty, khiến một số đại học công lập không thể cạnh tranh để giành giảng viên ưu tú, bởi mức lương thấp hơn và môi trường giảng dạy kém hơn đại học tư thục.

Trên thực tế, hầu hết sinh viên đại học tư thục ở Mỹ không trả toàn bộ “giá niêm yết”. Chẳng hạn, một báo cáo gần đây cho thấy, trong năm học 2017-2018, chỉ 11% sinh viên năm nhất toàn thời gian tại các trường tư thục ở Mỹ trả nguyên giá, nhờ hỗ trợ tài chính và các khoản trợ cấp khác. Mức hỗ trợ trung bình lên đến hơn một nửa học phí.

Tuy nhiên, “giá niêm yết” cao chót chót đã tô đậm một trong những nét riêng biệt của giáo dục Mỹ: Các trường đại học hàng đầu được tài trợ thông qua học phí của sinh viên, chứ không phải chính phủ. Điều này góp phần đẩy học phí ngày càng tăng vọt, không có điểm dừng.

Nên du học nước nào ở châu Á? 8 nơi tốt nhất châu Á để du học

Nên du học nước nào ở châu Á? Bài viết đăng tải trên Top Universities sẽ gợi ý cho bạn những quốc gia, vùng lãnh thổ đáng để du học nhất ở lục địa lớn và đông dân nhất thế giới.

1. Malaysia

Malaysia là lựa chọn tốt cho những sinh viên muốn đắm chìm vào không gian đa văn hóa. Quốc gia Đông Nam Á này được xếp hạng 25 thế giới về hệ thống giáo dục đại học và đang trong quá trình mở rộng chiến lược đào tạo bậc cao bằng cách thu hút đại học danh tiếng thế giới mở chi nhánh quốc tế tại đây. Ví dụ chi nhánh Đại học Nottingham của Vương quốc Anh được mở tại Malaysia với học phí thường thấp hơn nhiều so với mức phải trả ở chi nhánh chính.

f:id:congtyduhocuytin:20190112134704j:plain

Một góc thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.

Sinh viên quốc tế thường bị thu hút bởi các thành phố năng động, vẻ đẹp thiên nhiên cùng chi phí học tập và sinh hoạt thấp ở các thành phố của Malaysia. Thủ đô Kuala Lumpur được đánh giá là thành phố ở châu Á có chi phí phải chăng nhất đối với sinh viên và đứng thứ hai thế giới trên bảng xếp hạng QS Best Student Cities 2018.

Trong bảng xếp hạng QS Asia 2019, Malaysia có 26 đại diện góp mặt, trong đó 6 trường nằm trong top 100. Universiti Malaya được xếp hạng cao nhất, thứ 19.

2. Đài Loan

Được mệnh danh là "Con hổ châu Á", Đài Loan là nơi lý tưởng cho những sinh viên quan tâm đến công nghệ và đổi mới. Nơi đây nổi tiếng với các ngành công nghệ cao và nhiều trường đại học uy tín đào tạo các ngành này.

Đài Loan có hệ thống giáo dục đại học vững mạnh và nền văn hóa đa dạng, kết hợp cả truyền thống lẫn hiện đại với sự ảnh hưởng từ Trung Quốc đại lục cả trong kiến trúc, ẩm thực và ngôn ngữ chính thức.

Ngày càng nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn du học tại Đài Loan bởi chi phí học tập và sinh hoạt khá hợp lý. Đài Loan có 36 đại học góp mặt trong bảng xếp hạng QS Asia 2019, trong đó 5 trường nằm trong top 50. Đại học Quốc gia Đài Loan là trường tốt nhất, giữ vị trí 22.

3. Indonesia

Indonesia là điểm đến tiếp theo mà sinh viên có thể lựa chọn. Nước này có dân số đông thứ tư thế giới và có nền kinh tế lớn bậc nhất Đông Nam Á, là nơi có hàng trăm nhóm sắc tộc, ngôn ngữ, văn hóa hòa quyện. Nhìn chung, Indonesia là lựa chọn hoàn hảo cho sinh viên muốn mở rộng tầm nhìn.

Giáo dục đại học ở Indonesia đã phát triển đáng kể kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1945. Đây là điểm du học không tốn kém với học phí chỉ khoảng 3.000 USD/năm cho một số chuyên ngành.

22 trường đại học của Indonesia nằm trong top 350 châu Á, trong đó Universitas Indonesia xếp hạng cao nhất (ở vị trí 57). Có khoảng 5.700 sinh viên quốc tế đang theo học ở đây.

4. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những điểm đến du học không nói tiếng Anh phổ biến nhất thế giới và cũng là một trong những hệ thống giáo dục lớn mạnh nhất thế giới. Có 113 đại học Trung Quốc được QS Asia xếp hạng, trong đó Đại học Thanh Hoa dẫn đầu ở vị trí thứ ba.

Với 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc cũng cung cấp rất nhiều địa điểm giúp sinh viên khám phá, nghiên cứu. Thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải đều xuất hiện trên bảng xếp hạng thành phố tốt nhất để học tập năm 2018.

5. Singapore

Singapore là đất nước nhỏ, đông dân cư và đang phát triển như một trung tâm giáo dục đại học xuất sắc với Đại học Quốc gia Singapore đứng đầu trên bảng xếp hạng châu Á và Đại học Công nghệ Nanyang xếp thứ ba.

Singapore nổi tiếng là nước hàng đầu thế giới trong nghiên cứu, đổi mới sáng tạo cũng như nền kinh tế thịnh vượng, tỷ lệ thất nghiệp, tội phạm thấp và hệ thống giáo dục có tiếng - điều giúp cho sinh viên tốt nghiệp đại học ở Singapore được các nhà tuyển dụng ưa thích.

f:id:congtyduhocuytin:20190112134816j:plain

Đại học Quốc gia Singapore đứng đầu bảng xếp hạng QS Asia 2019.

6. Nhật Bản

Những năm gần đây, Nhật Bản thực hiện nhiều chính sách nhằm thu hút sinh viên quốc tế như tăng cường các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh hay tuyển sinh dễ dàng hơn. Mặc dù chi phí sinh hoạt cao hơn nhiều nơi ở châu Á, học phí vẫn thấp hơn nhiều so với các điểm du học phổ biến khác.

Giống như Singapore, Nhật Bản thừa hưởng nền văn hóa phong phú, pha trộn giữa cái cũ và mới, giúp du học sinh không cảm thấy nhàm chán, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Tokyo - nơi được xếp thứ nhì trên bảng xếp hạng QS Best Student Cities 2018. Đây cũng là điểm đến tuyệt vời cho những sinh viên yêu công nghệ và ẩm thực.

Nhờ những đặc điểm trên, năm 2017, đất nước Mặt Trời mọc thu hút lượng sinh viên quốc tế cao kỷ lục - 267.000. Có 88 trường được QS xếp hạng trong top 500 châu Á năm nay.

7. Hàn Quốc

Hàn Quốc là cường quốc châu Á về giáo dục, công nghệ và du lịch. Nước này đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu và giáo dục. 58 đại học của Hàn Quốc nằm trong top 500 trường hàng đầu châu Á năm 2019. Trong đó, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) nằm ở trung tâm công nghệ Daejeon, xếp vị trí thứ 8.

Thủ đô Seoul được xếp hạng 10 trong số thành phố tốt nhất dành cho sinh viên. Ngoài ra, đất nước này còn có nhiều địa điểm lý tưởng cho du học sinh yêu thích khám phá với nhiều đỉnh núi, rừng tự nhiên đẹp.

8. Hong Kong

Là lãnh thổ tự trị của Trung Quốc, Hong Kong nổi tiếng nhờ sự kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây, được coi như trung tâm thương mại, tài chính và logistics quan trọng của thế giới.

Hong Kong là sự lựa chọn hấp dẫn với sinh viên quốc tế nhờ các tiêu chí như có nhiều đại học danh tiếng, sử dụng tiếng Anh cả trong cuộc sống hàng ngày và trong giáo dục, dễ dàng tiếp cận Trung Quốc đại lục, xã hội đa văn hóa và tư duy tiến bộ.

Trong top 10 đại học hàng đầu châu Á, có tới ba đại diện của Hong Kong, gồm Đại học Hong Kong, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong và Đại học Trung văn Hương Cảng.

5 xu hướng phát triển công nghệ trong giáo dục 2019

Học tập với thực tế ảo, cá nhân hóa học tập, IoT, Ai và Big Data… là những xu hướng công nghệ giáo dục dự báo phát triển trong năm 2019.

f:id:congtyduhocuytin:20190112133949p:plain

5 xu hướng phát triển công nghệ trong giáo dục 2019.

Đó là những nhận định của Daniel Newman - nhà phân tích các xu hướng công nghệ tác động tới tương lai, CEO Broadsuite Media Group (Mỹ) đưa ra trên Forbes. Theo đó, xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục thường chậm hơn so với một số ngành công nghiệp khác, tuy nhiên nó vẫn đang phát triển, với những mảng chính dưới đây.

Cá nhân hóa học tập

Công nghệ cho phép nhiều trải nghiệm học tập cá nhân hơn giúp người học có cách tiếp thu kiến thức khác nhau.

Đơn cử, học sinh mắc chứng khó đọc có thể dùng ứng dụng Dragon Talk, giúp họ viết bằng cách nói, để đảm bảo câu trả lời của học sinh không bị giới hạn bởi khả năng đánh vần hoặc viết. Ngoài ra, các em có thể học thông qua sách âm thanh, thay vì đọc văn bản. Một ứng dụng như trên có ý nghĩa lớn khi gần 20% dân số thế giới có triệu chứng khó đọc.

Xét về xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục, đây là một yếu tố giúp thay đổi cuộc chơi cho những đứa trẻ cần học tập cá nhân hóa.

Thực tế tăng cường/Thực tế ảo (AR/VR)

Mặc dù chưa có trường học nào thực hiện các chuyến đi thực địa ảo kéo dài hàng tuần cho học sinh, tuy nhiên đang có sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng AR và VR giúp học sinh trải nghiệm những kiến thức lịch sử, du lịch. Trong năm tới, thậm chí STEM cũng có thể có ứng dụng AR và VR.

f:id:congtyduhocuytin:20190112133849p:plain

Các sản phẩm như Google Expeditions đang đặt mục tiêu làm cho AR trong lớp học trở nên dễ dàng hơn.

Các sản phẩm như Google Expeditions đang đặt mục tiêu làm cho AR trong lớp học trở nên dễ dàng hơn, với nhiều trải nghiệm có sẵn thông qua các ứng dụng điện thoại đơn giản. Expeditions đã cung cấp khoảng 900 chuyến thám hiểm khác nhau, bao gồm các chuyến thăm tới Louvre và đỉnh Everest.

Dự đoán trong 2019, các ứng dụng học tập AR/VR sẽ tiếp tục phát triển, có thể được cung cấp miễn phí hoặc có giá phải chăng.

AI và Dữ liệu lớn (Big Data)

Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn gắn liền với công nghệ IoT. Nhưng còn có một giá trị lớn nữa mà AI và Big Data mang lại: giáo dục có thể bỏ đi những mẫu kiểm tra chuẩn mà vẫn lấy được những dữ liệu sâu về học sinh. Điều đó giúp các nhà giáo dục thực sự hiểu và đánh giá chính xác học sinh của mình.

Điều này không có nghĩa các bài kiểm tra chuẩn sẽ được loại bỏ ngay trong năm 2019. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục bắt đầu thấy rằng các dữ liệu khác mà họ thu thập được trong lớp học có thể cho họ biết nhiều thông tin hơn về học sinh, so với các bài kiểm tra thông thường.

Vạn vật kết nối Internet (IoT)

f:id:congtyduhocuytin:20190112133916p:plain

Những thông tin có giá trị do IoT mang lại này có thể làm cho xu hướng công nghệ giáo dục.

IoT đang phát huy những lợi ích tốt trong môi trường giáo dục. Chẳng hạn, IoT có thể cho phép một giáo viên chia sẻ tức thời kết quả kiểm tra với các giáo viên và phụ huynh trong thời gian thực, cảnh báo họ về các vấn đề tiềm ẩn trong lớp học hoặc tại nhà của học sinh. Nó cũng có thể tự động theo dõi khi học sinh hoàn thành bài tập về nhà, biết được thời điểm bài tập hoàn thành, thậm chí thu thập dữ liệu về lượng thời gian học sinh hoàn thành các bài tập. Với thông tin đó, giáo viên có thể hiểu rõ hơn liệu phương pháp của họ có hiệu quả không, bài tập có quá cồng kềnh hay học sinh có học quá muộn vào ban đêm.

Những thông tin có giá trị do IoT mang lại này có thể làm cho xu hướng công nghệ giáo dục thậm chí còn biến chuyển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Bảo mật trong giáo dục

Việc truy cập công nghệ càng phổ biến, chúng ta càng cần tập trung vào việc giữ an toàn cho học sinh trước các nguy cơ không gian mạng. Các dữ liệu về lịch sử tìm kiếm trên mạng của học sinh hay nhiều thông tin khác có thể bị các hacker bí mật khai thác. Nhu cầu bảo mật đang tăng cao đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục phổ thông.

Trong năm tới, chúng ta sẽ thấy sự tập trung mạnh mẽ hơn vào việc bảo mật thông tin truy cập. Với sự trợ giúp của AI và học máy, các chuyên gia công nghệ sẽ kiểm soát các mối đe dọa tiềm tàng này một cách dễ dàng hơn.

(Theo Forbes)

Hơn 20 triệu người đăng ký học trực tuyến trong năm 2018

Năm 2018 có hơn 20 triệu người học mới đã đăng ký ít nhất một chương trình học trên các nền tảng giáo dục trực tuyến.

f:id:congtyduhocuytin:20190112133311j:plain

Hơn 20 triệu người đăng ký học trực tuyến trong năm 2018.

Bảy năm kể từ khi khóa học trực tuyến quy mô lớn - MOOC ra đời, hơn 100 triệu người đã trải nghiệm hình thức học tập này, với cách học liên tục thay đổi.

Dhawal Shah, nhà sáng lập của nền tảng học trực tuyến Class Central chỉ ra hai xu hướng lớn đã phát triển mạnh trong giáo dục trực tuyến năm 2018. Đó là sự gia tăng về doanh thu của các nền tảng MOOC và ngày càng nhiều bằng cấp uy tín được cung cấp thông qua các nền tảng giáo dục trực tuyến. Đây là những dấu hiệu cho thấy học trực tuyến có thể là một mô hình đào tạo có tiềm năng lâu dài.

Bằng cấp dựa trên MOOC cũng khác so với những bằng cấp trực tuyến trước đó, bao gồm phí thấp hơn, lịch học linh hoạt và quy trình tuyển sinh đơn giản hơn.

Dhawal Shal cũng cho biết, năm 2018, 20 triệu người học mới đã đăng ký ít nhất một chương trình học trực tuyến trên MOOC. Mặc dù số người học ít hơn so với năm 2017, số lượng người dùng trả tiền lại tăng lên. Việc điều chỉnh mô hình liên tục của các nhà cung cấp MOOC dường như đang được đền đáp, vì các công ty như Coursera đạt doanh thu kỷ lục với 140 triệu đô la trong năm 2018.

Đây là danh sách năm nhà cung cấp MOOC hàng đầu dựa trên số người dùng đã đăng ký: Coursera - 37 triệu; edX - 18 triệu; XuetangX - 14 triệu; Udacity - 10 triệu; FutureLearn - 8,7 triệu.

Theo thống kê của Class Central, đến cuối năm 2018, có 11.400 khóa học trực tuyến đã ra mắt, đến từ hơn 900 trường đại học trên toàn thế giới. Khoảng 2.000 khóa học mới được thêm vào danh sách trong năm vừa qua. Số lượng khóa MOOC có sẵn đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua do chính sách học trực tuyến ngày càng linh hoạt.

f:id:congtyduhocuytin:20190112133229p:plain

Theo thống kê của Class Central, đến cuối năm 2018, có 11.400 khóa học trực tuyến đã ra mắt, đến từ hơn 900 trường đại học trên toàn thế giới.

Năm 2018, các nhà cung cấp MOOC tập trung vào hai mảng lớn: đào tạo chứng chỉ cho doanh nghiệp và bằng cấp trực tuyến. Các chứng chỉ nghề đã tăng lên trong vài năm qua. Phần lớn trong số này được cung cấp trên Coursera và edX.

Tuy nhiên, tâm điểm chú ý của giáo dục online năm 2018 chính là bằng cấp trực tuyến.

Đầu năm 2018, các chuyên gia đánh giá bằng cấp trực tuyến trên nền tảng MOOC là "Làn sóng thứ hai của MOOC". Kể từ đó, thêm 15 bằng trực tuyến đã được công bố, nâng tổng số bằng trực tuyến trên MOOC lên hơn 45 bằng cấp được công nhận.

Các chương trình cấp bằng trực tuyến đầu tiên của Coursera, Udacity và edX đã hoạt động hiệu quả, với doanh thu tiềm năng hơn 80 triệu USD, dựa trên số lượng sinh viên hiện tại. Hơn 10.000 sinh viên hiện theo học chương trình cấp bằng MOOC. Nhưng phần lớn sinh viên trong số đó đến từ hai trường đại học và theo học ba bằng trực tuyến: Bằng thạc sĩ trực tuyến về Khoa học máy tính (Bằng của Viện công nghệ Georgia trên Udacity), Thạc sĩ Khoa học trực tuyến về Phân tích (Viện Công nghệ Georgia trên edX) và iMBA (Đại học Illinois tại Urbana-Champaign trên Coursera).

Thành công ban đầu của những bằng cấp này đã khiến các nhà cung cấp bao gồm cả Coursera, edX và FutureLearn ra mắt nhiều bằng cấp trực tuyến hơn. Nhiều trong số những bằng cấp đã được công bố vẫn chưa tồn tại, dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2019.

Giữa những xu hướng này, sự gia tăng của người dùng trả tiền, sự ra mắt của các bằng cấp trực tuyến mới và tập trung vào đào tạo cho mục đích doanh nghiệp, chúng ta đang thấy sự thay đổi của các nền tảng trực tuyến, tập trung vào người dùng trả tiền.

Chính sách mới của EdX là bằng chứng rõ ràng hơn về xu hướng này: tháng 12/2018, EdX xóa từ "miễn phí" trên trang chủ của mình, thông báo sẽ sớm thử nghiệm thu phí hỗ trợ với người học. Theo đó, người học có thể đọc các nội dung khóa học trong khoảng thời gian nhất định, nhưng cần phải đóng tiền để học lâu hơn và làm các bài tập phân loại. Coursera, FutureLearn đều có những chức năng nâng cấp khóa học tương tự.

Dhawal Shah cho biết, ông hy vọng rằng các mô hình kinh doanh mới này sẽ hoạt động như một biện pháp bảo vệ nội dung miễn phí, đảm bảo tính sẵn có liên tục cho những người cần nó, bất kể khả năng thanh toán của họ là gì. Tuy nhiên, theo ông, các xu hướng của giáo dục trực tuyến hiện nay cho thấy người dùng miễn phí không còn là trọng tâm như thời gian đầu MOOC "bùng nổ".

(Theo EdSurge)

Thống kê điểm GPA, SAT và ACT vào các trường Ivy League

Sinh viên vào các trường đại học Columbia, Yale, Brown cần đạt điểm GPA ở mức 4.0,  ACT trên 34, SAT trên 1500.

f:id:congtyduhocuytin:20190112132753p:plain

Thống kê điểm GPA, SAT và ACT vào các trường Ivy League.

Tám trường Đại học trong khối Ivy League là nhóm trường danh giá nhất nước Mỹ. Nhưng không có nghĩa bạn cần tối đa 4.0 GPA hay 1600 SAT để vào được. Tất cả trường Ivy League đều xét hồ sơ một cách toàn diện nên họ thường tìm đến những sinh viên có thể cống hiến cho cộng đồng hơn là người đạt điểm cao.

Một bộ hồ sơ Ivy League lý tưởng cần thể hiện thành tích học tập cao, các hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa, thư giới thiệu ấn tượng và bài luận hấp dẫn. Việc thể hiện được tính cách trong buổi phỏng vấn với trường cũng có lợi đáng kể và nếu bạn có cha mẹ từng học ở trường là một lợi thế.

Khi trường xét duyệt các yếu tố lượng hóa trong hồ sơ, bạn cần đạt điểm cao trong các bài thi trên lớp và các bài thi chuẩn hóa để được nhận vào Ivy League. Tất cả trường Ivy đều chấp nhận điểm ACT hoặc SAT nên hãy lựa chọn kỳ thi phù hợp nhất. Nhưng bạn phải đạt mức điểm nào để được coi là cao? Dưới đây là số liệu thống kê các ứng viên trúng tuyển.

Harvard University

Nằm ở Cambridge, Massachusetts, với nhiều trường đại học bên cạnh, Harvard là trường đại học danh giá nhất trong khối Ivy cũng như là trường có tỷ lệ chấp nhận thấp nhất cả nước, chỉ ở mức 5%. Để có khả năng vào Harvard, bạn phải đạt điểm trung bình ở mức A, điểm SAT trên 1500 và điểm ACT trên 34

Brown University

Nằm ở Providence, Rhode Island, Brown là trường nhỏ thứ hai trong khối Ivy và là trường tập trung vào bậc đại học hơn các trường Harvard hay Yale. Tỷ lệ chấp nhận chỉ là 9%. Phần lớn học sinh vào Brown đạt điểm GPA 4.0, ACT trên 34 và SAT trên 1500.

Columbia University

Nằm ở Upper Manhanttan, trường Columbia là một sự lựa chọn phù hợp cho sinh viên muốn trải nghiệm cuộc sống đại học ở thành thị. Columbia cũng là một trong những trường Ivy lớn nhất và có mối quan hệ thân thiết với Barnard College. Tỷ lệ chấp nhận là 7%. Sinh viên được nhận vào Columbia có GPA ở mức tối đa 4.0, điểm SAT trên 1500 và ACT trên 34.

Cornell University

Cornell nằm trên vùng đồi ở Ithaca, New York, và có thể ngắm cảnh đẹp bên hồ Cayuga. Trường nổi tiếng với ngành kỹ sư và quản trị khách sạn trên cả nước Mỹ. Đây cũng là trường có số sinh viên lớn nhất trong khối Ivy. Tỷ lệ chấp nhận là 15%. Hầu hết sinh viên được nhận vào Cornell có GPA ở mức điểm A, SAT trên 1500 và ACT trên 34.

Dartmouth College

Nếu bạn muốn vào một cộng đồng đại học đúng nghĩa với những bãi cỏ xanh, nhà hàng xịn, các quán café và hiệu sách thì trường Dartmouth ở Hanover, New Hampshire là sự lựa chọn hấp dẫn. Darthmouth là trường Ivy nhỏ nhất nhưng lại là một trường đại học xuất sắc toàn diện. Darthmouth có tỷ lệ chấp nhận rất thấp, chỉ ở mức 11%. Để được chấp nhận, sinh viên phải đạt điểm trung bình ở mức A, điểm ACT trên 34 và điểm SAT trên 1500.

Princeton University

Princeton nằm ở New Jersey nên bạn có thể ghé thăm thành phố New York và Philadelphia dễ dàng. Cũng như Dartmouth, Princeton có diện tích khá nhỏ và tập trung vào bậc đại học hơn bậc sau đại học như nhiều trường Ivy khác. Princeton chỉ chấp nhận 7% thí sinh ứng tuyển. Để được chấp nhận, bạn cần đạt GPA 4.0, điểm SAT trên 1500 và ACT trên 34.

University of Pennsylvania

Pennsylvania là một trong những trường có diện tích rộng trong khối Ivy, tổng số sinh viên bậc đại học và sau đại học xấp xỉ bằng nhau. Trường nằm ở Phía Tây Philadelphia, và chỉ cách trung tâm thành phố một đoạn. Trường Wharton của Penn là một trong những trường kinh doanh hàng đầu nước Mỹ. Tỷ lệ chấp nhận chỉ là 10%. Để được chấp nhận, bạn phải đạt 3.7 GPA trở lên, SAT trên 1500 và ACT trên 34.

Yale University

Yale cũng có tỷ lệ chấp nhận thấp giống như Harvard và Stanford. Nằm ở New Haven, Connecticut, Yale cũng có tỷ lệ chấp nhận thấp như Harvard, chỉ ở mức 7%. Để có cơ hội vào trường, bạn cần đạt 4.0 GPA, điểm SAT trên 1500 và ACT trên 34.