CÔNG TY DU HỌC Á ÂU

Công ty du học uy tín hàng đầu Việt Nam

12000 du học sinh Việt Nam hiện đang du học tại Anh

Theo Bộ Giáo dục Đào tạo, tổng số sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh hiện tại có khoảng 12.000 người, đứng thứ ba trong số các nước mà lưu học sinh Việt Nam lựa chọn để du học.

f:id:congtyduhocuytin:20190104185550j:plain

Một hoạt động ký kết giữa ngành GD-ĐT hai nước tại diễn đàn.

Tại Diễn đàn giáo dục đại học Việt Nam – Vương quốc Anh (tổ chức tại Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Văn Phúc cho biết, Vương quốc Anh là một trong những điểm đến học tập hấp dẫn nhất cho các lưu học sinh Việt Nam ở trình độ đại học và sau đại học.

Theo ông Phúc, trong mấy chục năm qua, đã có nhiều dự án hợp tác đào tạo, dự án tài trợ thông qua nguồn viện trợ ODA, nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên, các chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học của Việt Nam với các trường đại học nước ngoài nói chung và các trường đại học Vương quốc Anh nói riêng. Vương quốc Anh nhiều năm qua đã cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi du học sau đại học thông qua Chương trình học bổng Chevening của Chính phủ Anh. Nhiều thế hệ ứng viên đã tốt nghiệp tại nước Anh đã và đang đóng góp tri thức và năng lực cho sự phát triển nền giáo dục nước nhà nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.

Chính phủ Việt Nam cũng gửi nghiên cứu sinh Việt Nam sang học bằng nguồn học bổng của Chính phủ Việt Nam như các đề án 322, 911 và 599 và các nguồn học bổng từ phía các Bộ/ngành/doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều du học sinh Việt Nam học tập bằng các nguồn ngân sách khác, trong đó có học bổng từ các trường đại học/doanh nghiệp của Anh trao hàng năm như học bổng của hãng BP và đặc biệt du học tự phí tại Vương quốc Anh. Tổng số sinh viên Việt Nam tại Vương quốc Anh hiện tại khoảng 12.000 người đứng thứ ba trong số các nước mà lưu học sinh Việt Nam lựa chọn để du học.

Tuy nhiên, sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước Vương quốc Anh còn khiêm tốn so với tiềm năng của cả hai bên, vẫn còn nhiều trường đại học Việt Nam, sinh viên Việt Nam chưa có nhiều thông tin và các cơ hội tiếp cận về hệ thống các trường đại học của Vương quốc Anh. Chẳng hạn, đến tháng 3.2017 có khoảng 80 chương trình liên kết đào tạo tại Việt Nam do gần trường 30 trường đại học, cao đẳng Vương quốc Anh hợp tác với khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 40 chương trình đang hoạt động. 40 chương đã dừng hoạt động.

Các chương trình này được phân chia theo bậc học như sau: trình độ cao đẳng chiếm 13%; trình độ đại học chiếm 70%; trình độ thạc sĩ: chiếm 17% và chưa có chương trình liên kết đào tạo nào ở trình độ tiến sĩ. Ngoài ra, trong số 29 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì mới có 2 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của Anh là trường đại học Việt Nam - Anh Quốc (BUV) và trường phổ thông liên cấp BIS tại Hà Nội.

Trong khi đó, Anh là nơi có nhiều trường đại học danh tiếng, xếp thứ hạng rất cao mà sinh viên của rất nhiều nước trên thế giới đều mong muốn được đến học tập, nghiên cứu, trong đó có sinh viên Việt Nam. “Tôi mong rằng, trong diễn đàn này, các quý vị sẽ trao đổi thẳng thắn về những ý tưởng của mình để làm thế nào tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học Vương quốc Anh trong bối cảnh toàn cầu hóa về giáo dục đại học; đặc biệt tôi mong muốn có thêm nhiều cơ sở giáo dục đại học của Vương quốc Anh mở phân hiệu tại Việt Nam”, ông Phúc nói.

(Thanh Niên)

Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc tăng mạnh

Số sinh viên quốc tế tại các trường đại học Hàn Quốc tiếp tục gia tăng trong năm 2018, phần lớn nhờ làn sóng du học từ Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Giáo dục quốc tế thuộc Bộ Giáo dục Hàn Quốc.

f:id:congtyduhocuytin:20190104185222j:plain

Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc.

Du học sinh Việt Nam tại Hàn QuốcCụ thể tính đến tháng 4.2018, tổng số du học sinh nước ngoài tại Hàn Quốc đạt 142.205 người, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là nước có số lượng công dân theo học tại Hàn Quốc cao nhất, với 68.256 người. Xếp thứ 2 là VN với 27.061 người. Tiếp đến là Mông Cổ (6.768 người), Nhật Bản (3.977 người) và Mỹ (2.746 người).

Bên cạnh đó, theo Yonhap, nếu chỉ tính các khóa học không lấy bằng, chẳng hạn như các lớp tiếng Hàn tại trường đại học, số du học sinh VN lại đứng đầu với 19.260 người, chiếm 34,3% và vượt Trung Quốc (29,8%). Hiện chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút khoảng 200.000 du học sinh quốc tế vào năm 2020.

Vượt qua những cú 'sốc' những ngày đầu du học

Vượt qua những cú 'sốc' ngày đầu du học là bước quan trọng giúp du học sinh nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới.

Những ngày đầu bước chân sang Mỹ, trong buổi đi học đầu tiên, Trần Tú Lan (17 tuổi, học Trường trung học Marshall) đã có nhiều cú 'sốc' mà cho tới bây giờ Lan vẫn không thể nào quên. Vậy Lan đã thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới như thế nào?

f:id:congtyduhocuytin:20190104184450j:plain

Sinh viên VIệt Nam tại Mỹ.

Học trong cơn đói và buồn ngủ

Trần Tú Lan cho biết, “cú sốc” đầu tiên là cách học và cách dạy ở ngôi trường mà em theo học. Khác hẳn với lớp học ở Việt Nam, các dãy bàn trong lớp học của Lan được bố trí theo kiểu từng nhóm. Thường mỗi nhóm 5 học sinh cùng thảo luận và đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề mà giáo viên đưa ra. Vì chưa quen với cách học này nên Lan khá lúng túng khi được giáo viên gọi tên yêu cầu trình bày. Lan cho biết: “Nếu học mà không có tinh thần phản biện thì coi như năng lực học tập không cao. Điều đó thật khác so với lớp học ở Việt Nam”.

Cái “sốc” thứ 2 là trong lớp học của Lan có nhiều bạn đến từ các quốc gia khác nhau. Lan phải mất 2 tuần mới có thể làm quen và trò chuyện được với các bạn trong lớp.

Cái sốc tiếp theo là về thời gian. Buổi trưa, Lan chỉ có 30 phút để ăn, sau đó tiếp tục vào giờ học chứ không được ngủ trưa như ở Việt Nam. “Em không biết nên chưa kịp ăn xong bữa trưa thì đã phải đứng dậy. Vào lớp lại buồn ngủ híp mắt lại do đêm trước ngủ trễ. Thêm nữa, đồ ăn không hợp khẩu vị, không có rau luộc và cơm như ở nhà nên em không ăn được. Nhiều ngày em học trong cơn đói bụng”, Lan cho biết.

Tuy nhiên, sau một thời gian Lan đã thích nghi và đã hòa nhập được với môi trường học tập, văn hóa, bạn bè, thực phẩm… nơi xứ người.

f:id:congtyduhocuytin:20190104184618j:plain

Nguyễn Đỗ Phương Uyên tại Trường ĐH Earlham.

Trong khi đó, Nguyễn Đỗ Phương Uyên (18 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Trần Phú, Hải Phòng) cho biết những ngày đầu tiên cô đến học tại Trường ĐH Earlham (Mỹ) với lịch trình hết sức bận rộn. Ngoài việc làm quen, gặp gỡ với bạn bè mới, tham gia các sự kiện cuối tuần, tự học tại trung tâm khoa học và công nghệ..., Uyên còn thử sức với vị trí quản lý sự kiện (event manager) cho trung tâm về công bằng xã hội.

"Chính những thử thách tại các vị trí mới và việc tự học tại ĐH ở đây đã giúp em rèn luyện khả năng quản lý thời gian cũng như sự chủ động trong việc tạo mối quan hệ với các giáo sư trong ngành để học tập, làm việc tốt hơn”, Phương Uyên chia sẻ.

Những bài học vô giá

Trần Khánh Linh (19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Texas at Dallas, Mỹ) đưa ra lời khuyên: “Bạn cần tìm hiểu rõ môi trường học tập, các nguyên tắc mà giáo dục Mỹ yêu cầu. Ví dụ, học ở đây bạn không bao giờ được sao chép tài liệu trong các bài thi của mình. Nếu bị phát hiện thì bị cho điểm F ngay lập tức. Hoặc nếu nặng hơn sẽ bị đuổi học. Mình từng chứng kiến một sinh viên Trung Quốc bị đuổi học vì sao chép tài liệu. Bạn cũng không được phép tặng quà riêng cho giảng viên chấm thi cho mình, nếu bị phát hiện giảng viên cũng bị đuổi việc”.

Trần Tú Lan thì cho rằng, những trải nghiệm ngày đầu ở nước ngoài đã giúp cô rút ra bài học: Trong lớp học, cứ thoải mái nêu chính kiến của mình, đừng ngại ngùng, e dè, che giấu. Ai cũng có một cá tính riêng cần được tôn trọng. “Và nhất định bạn phải biết cách ăn uống, ngủ nghỉ, sắp xếp thời gian hợp lý, quản lý chính mình… vì bạn không có ba mẹ ở bên để trợ giúp như khi ở nhà”, Tú Lan chia sẻ.

Thạc sĩ giáo dục Phạm Thị Cúc Hà, chuyên gia giáo dục Úc, SACE College Việt Nam, cho rằng để bước sang một môi trường hoàn toàn mới, người học phải có những bước chuẩn bị lâu dài. Trước tiên là về mặt tâm lý. “Khi sống xa gia đình, các em phải tự chăm sóc bản thân và sắp xếp việc học hành và sinh hoạt cá nhân, thậm chí cả chi phí sinh hoạt. Do được bố mẹ chăm từ bữa cơm đến việc học khi còn ở nhà, nhiều học sinh không thể quản lý được thời gian và điều chỉnh cuộc sống của mình dẫn đến bị mất kiểm soát”, chị Cúc Hà nhìn nhận.

Ngoài ra, khi mới bước chân vào môi trường học tập ở nước ngoài, bạn trẻ phải vất vả để thích nghi với phương pháp học tập mới, đòi hỏi những kỹ năng như nghiên cứu, phản biện, viết bài luận, làm việc nhóm. Những kỹ năng này phải được làm quen, rèn luyện từ một quá trình lâu dài.

(Theo Thanh Niên)

Làm sao để không cô đơn, buồn chán khi du học?

Du học, sinh sống tại các quốc gia khác biệt về văn hóa, lối sống, ngôn ngữ là điều không dễ dàng với những du học sinh bậc THPT. Vậy làm sao để không cô đơn, buồn chán khi du học?

f:id:congtyduhocuytin:20190104183356j:plain

Mai Trang (hàng đứng, thứ 3 từ trái qua) cùng các bạn trong lớp học của mình.

Sau 2 năm "cùng ăn, cùng sống" với gia đình người bản xứ, Nguyễn Mai Trang, đang là học sinh tại Trường trung học Waiuku College (New Zealand) đã chia sẻ nhiều điều thú vị quanh cuộc sống của mình.

Nói về lý do gia đình mạnh dạn cho "cô con gái rượu” du học khi vừa bước chân vào lớp 10, Mai Trang cho biết New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa quy chế bảo trợ sinh viên quốc tế. Theo đó, tất cả cơ sở giáo dục có du học sinh theo học phải thường xuyên kiểm duyệt chất lượng homestay một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng sống và bảo vệ quyền lợi cho du học sinh.

Tư đó, sau 2 năm sống homestay, Trang cho rằng đây thật sự là cơ hội rất tốt để mình rèn luyện tiếng Anh. Không những được cải thiện về cách phát âm, ngữ điệu, cách diễn đạt mà còn dễ dàng học được những tiếng “lóng” đặc trưng của người địa phương. Ngoài ra, homestay có thể cho bạn không khí ấm áp của gia đình, xua tan bớt cảm giác cô đơn khi sống xa nhà.

f:id:congtyduhocuytin:20190104183428j:plain

Mai Trang (ngoài cùng bên phải) cùng ông bà chủ homestay của mình.

Thấu hiểu về lối sống càng sớm càng tốt

Đã sống như người một nhà thì giữa bạn và gia đình homestay phải có sự thấu hiểu lẫn nhau, đặc biệt về lối sống. Bạn nên chủ động tìm hiểu kỹ về thói quen sinh hoạt, những quy tắc thời gian biểu của gia đình... Đồng thời, bạn cũng nên chia sẻ với chủ nhà về tính cách, lối sống của bạn, nhất là trong khoản ăn uống.

Mai Trang cho hay đã “thổ lộ” với ông bà chủ homestay ngay từ đầu rằng không thể ăn được giá sống và cà chua sống nên trong các bữa ăn, ông bà rất quan tâm. Nhờ có sự thấu hiểu lẫn nhau ngay từ những chi tiết nhỏ sẽ giúp bạn và gia đình homestay tránh được những mâu thuẫn không cần thiết.

Tôn trọng sự khác biệt văn hóa

Đặt chân đến một vùng đất hoàn toàn mới, không ít du học sinh bị sốc vì có những khác biệt quá lớn, chưa kịp thích nghi. New Zealand là một đất nước đa văn hóa, điều đó làm mình khá lo lắng khi phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc là khác nhau. Nhưng chỉ cần nhớ 5 chữ “tôn trọng sự khác biệt” sẽ giúp bạn có được một cuộc sống hòa hợp không chỉ ở homestay mà còn ở trường lớp, nơi bạn gặp gỡ bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, “nhập gia tùy tục”, có những thói quen bạn cũng có thể tự thay đổi để thích nghi với đời sống tại xứ người. Làm được hai điều trên sẽ giúp bạn luôn sống hòa hợp với gia chủ.

Đừng ngại nhờ giúp đỡ

Cuộc sống ở xứ người không phải bao giờ cũng thuận lợi. Sẽ có những lúc bạn gặp nhiều vấn đề khó khăn, không tìm được cách giải quyết. Đừng ngại trình bày với gia đình homestay vì một khi đã tiếp nhận bạn, họ đã xem bạn như một thành viên trong gia đình và sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Mai Trang chia sẻ: “Sang New Zealand học khi mới 15 tuổi, vì vậy em có rất nhiều khó khăn, nhất là khi bị ốm. Em nhớ năm ngoái có một lần bị đau bao tử nặng, phải nghỉ học 2 ngày liền. May mà có sự chăm sóc tận tình của ông bà homestay, mình mới nhanh chóng khỏe lại. Sự quan tâm của ông bà đã làm em bớt cảm giác tủi thân khi phải xa nhà trong những lúc như thế”.

f:id:congtyduhocuytin:20190104183513j:plain

Ông bà chủ homestay của Mai Trang trong chuyến thăm gia đình du học sinh tại TP.HCM.

Quan sát và học hỏi

Từ việc sống cùng với gia đình bản xứ, du học sinh xứ Kiwi này nói rằng đã học được rất nhiều bài học quý giá, đặc biệt là về tính cách. Trang cho biết, ông bà chủ homestay của mình khá khiêm tốn, rất yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường rất cao. Chính lối sống của ông bà đã luôn nhắc nhở du học sinh như Trang phải không ngừng hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Đặc biệt, Mai Trang “bật mí” kinh nghiệm: Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi cho những điều bạn còn thắc mắc về lối sống, cách ứng xử… Gia đình homestay cũng giống như người thân của bạn, sẽ cho bạn những lời khuyên rất chân thành. Đây cũng là cách bạn nối liền sợi dây tình cảm với gia đình homestay đấy.

(Theo Thanh Niên)

Sinh viên Việt Nam đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ

Theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Mỹ, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tăng thêm 8,4% trong vòng một năm, đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ.

f:id:congtyduhocuytin:20190104182947j:plain

Các ngành kỹ thuật vẫn được sinh viên quốc tế tại Mỹ chọn USAID.

Số liệu rút ra từ báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), với số du học sinh Việt Nam tại Mỹ là 24.325 người trong năm 2017 - 2018, tăng 1.887 người so với năm trước đó. Như vậy, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tăng thêm 8,4% trong vòng một năm, đóng góp 881 triệu USD cho nền kinh tế Mỹ, theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ.

Trong tổng số 24.325 sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ, 69,6% theo học bậc đại học, 15,2% sau đại học, 8,6% tham gia đào tạo thực tập tùy chọn (OPT), và 6,6% còn lại theo đuổi các chương trình không cấp bằng.

Kỹ thuật, kinh doanh và quản trị, toán và khoa học máy tính vẫn là các ngành học được sinh viên quốc tế theo học nhiều nhất trong năm học 2017 - 2018.
Toán và khoa học máy tính là khối ngành học tăng trưởng nhanh nhất với mức 11,3% so với năm học 2016 - 2017, tiếp theo là khối ngành luật và thực thi pháp luật với mức tăng trưởng 10,4% so với năm học 2016 - 2017.

Các bang có nhiều sinh viên quốc tế du học nhất gồm California, New York, Texas, Massachusetts, Illinois, Pennsylvania, Florida, Ohio, Michigan và Indiana.

Số liệu trong báo cáo cũng cho thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến quen thuộc hơn của sinh viên Mỹ. Trong năm học 2016 - 2017, Việt Nam đã đón 1.147 sinh viên đến từ Mỹ, tăng 13,3%.